"Chuyên cung cấp các dịch vụ: tư vấn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch, đăng ký bản quyền tác giả,... Cam kết thời gian ra giấy phép nhanh nhất với chi phí tốt nhất trên thị trường. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý công ty."

Trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, thiết nghĩ ngoài việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, người dân nên có trách nhiệm hơn với sản phẩm của mình.
An toàn vệ sinh thực phẩm không bảo đảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 đã được thay thế bằng Luật An toàn thực phẩm. Theo đó người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định , chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước người tiêu dùng và xã hội... Tuy nhiên, đến nay, không ít đơn vị sản xuất vẫn còn thờ ơ với luật định.
 

Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang trong tình trạng đáng báo động. Photo by Internet.
 
Theo Luật An toàn thực phẩm, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chịu sự chi phối các quy định của 3 bộ (Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trong đó, Thông tư số 19 của Bộ Y tế quy định về việc công bố hợp quycông bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
 
Tuy nhiên, những nỗ lực đó đến nay vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả, hàng đảm bảo chất lượng vẫn được coi là một ẩn số mà người tiêu dùng từ lâu đang mỏi mắt kiếm tìm. Những thông tin liên tiếp về thực phẩm nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn đã gây tâm lý hoang mang, bức xúc cho người tiêu dùng. Dường như chất hóa học độc hại có trong hầu hết các loại thực phẩm, từ tôm cá, rau củ đến các loại hoa quả, bánh trái, từ đồ ăn tươi sống đến thực phẩm khô, gia vị… gây ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe của con người.

"Bề nổi của tảng băng chìm”

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình buôn hàng nhập lậu, sử dụng hóa chất để chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã đến mức báo động. Năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra và xử lý hơn 6.000 vụ vi phạm. Điển hình nhất là vụ phát hiện trên 10 tấn dược liệu các loại do nước ngoài sản xuất không có nhãn hàng hóa và 5 tấn mỡ bẩn cùng 550kg chất phụ gia, gia vị không rõ nguồn gốc ở Hà Nội… khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
 
Dù lực lượng chức năng khẳng định đã hết sức quyết liệt, nhưng số vụ vi phạm như trên vẫn không có dấu hiệu dừng mà còn gia tăng với tốc độ chóng mặt. Chỉ tính riêng quý 1, cơ quan có thẩm quyền đã xử lý tới trên 4.000 vụ, trong đó thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc lên tới gần 1.000 trường hợp.
 
Những con số nêu trên đủ để cả xã hội phải giật mình lo cho sức khỏe của cả thế hệ tương lai, nhưng đó mới chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm". Theo nhận định của số đông người tiêu dùng, hàng chục tấn thực phẩm bẩn vẫn đang hàng ngày được tuồn vào thị trường Việt Nam tấn công sức khỏe của con người nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa được phát hiện.
 

Các sản phẩm tươi sống được tiêm chất tăng trưởng không phải là hiếm. Photo by Internet.

Thật giả lẫn lộn

Hàng nghìn vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được các lực lượng chức năng công bố sau mỗi đợt kiểm tra khiến người tiêu dùng trên cả nước cảm thấy bất an cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Theo báo cáo chưa đầy đủ của Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 160.000 ca ung thư được phát hiện mới, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ô nhiễm và sử dụng thực phẩm, đồ uống không đảm bảo vệ sinh.
 
Trước tình hình đó, không ít gia đình đã quay lưng lại với các dịch vụ ăn uống bên ngoài và tự tìm các giải pháp tạm bằng cách đặt mua nguyên liệu ở những nơi sản xuất uy tín, hay sản phẩm của doanh nghiệp có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm rạch ròi, thậm chí là tự trồng rau xanh trên sân thượng hay trong các hộp xốp, chậu cảnh… nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
 
Bà Nguyễn Thị Tý (Hà Nội) cho biết tuần nào bà cũng phải về quê nhà ở Sóc Sơn để mua rau, thịt đảm bảo vệ sinh. “Ở thành phố, tôi không biết phải mua thực phẩm an toàn ở đâu. Thi thoảng lại thấy lực lượng chức năng công bố hàng nhái, hàng lậu được phát hiện tại siêu thị hay những của hàng kinh doanh thực phẩm sạch nên người dân chúng tôi thật sự thấy mất niềm tin".
 
Chị Nguyễn Thanh Hằng (Hà Nội) tỏ ra lo lắng vì công nghệ làm hàng giả rất tinh vi, trà trộn vào hàng thật khiến dân thường khó có thể phát hiện, phân biệt. “Tem kiểm định hay nhãn mác trên sản phẩm hiện nay không biết đâu là thật, đâu là giả. Chúng tôi không thể chắc chắn mình đang được sử dụng sản phẩm sạch hay không cho tới khi xảy ra hậu quả. Kiến thức của người dân thì có hạn, chỉ hy vọng các cơ quan chức năng sớm có biện pháp hữu hiệu để chất lượng cuộc sống được đảm bảo tốt hơn".
 

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết. Photo by ACP.

Thực phẩm sạch chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường

Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân Việt Nam hiện nay là rất cao, nhưng các đơn vị cung cấp sản phẩm có chất lượng lại chưa thể có chỗ đứng trên thị trường, hay nói cách khác là chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Nghịch lý trên được ví như bài toán lâu nay chưa tìm ra lời giải hữu hiệu cũng bởi nhiều nguyên nhân, trong khi các nhà kinh doanh có tâm huyết vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển.
 
Chị Nguyễn Thị Thảo cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ cho biết "phần đông người tiêu dùng hiện nay vẫn còn ham rẻ và giữ thói quen ra chợ mua hàng, trong khi thực phẩm được sản xuất an toàn và đã thông qua kiểm định chất lượng thường có giá cao hơn nên việc khó cạnh tranh với hàng hóa trôi nổi cũng là điều dễ hiểu".
 
Nhìn ở một khía cạnh rộng hơn trong vấn đề này, ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội, tỏ ra quan ngại về sự bất công khi những những vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa bị xử lý nghiêm dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
 
Bên cạnh đó, với việc kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để có thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, bẩn.
 

Các lò mổ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hoạt động công khai. Photo by Internet.

Cần phải kiên quyết, xử lý nghiêm minh

Có thể thấy, việc người dân và doanh nghiệp chưa “gặp được nhau” có rất nhiều nguyên nhân. Để giải quyết triệt để vấn đề này phải có lộ trình dài và cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng như thú y, hải quan, biên phòng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng nhập lậu, vận chuyển, gia súc, gia cầm qua biên giới, góp phần ngăn chặn một lượng lớn thực phẩm bẩn trà trộn trên thị trường để đưa vào tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn...
 
Tuy nhiên, tình hình an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, cần được tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát: “Các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật hiện nay đã là khá nặng, vấn đề là có làm nghiêm hay không”.
 
An Chi Phương t/h.
 
ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM SẢN XUẤT THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE 2019
Theo "Nghị định 15/2018 và Thông tư 18/2019/TT-BYT: Tất cả các cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt GMP theo hướng dẫn của Bộ Y Tế".
VSATTP cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Theo quy định luật an toàn thực phẩm, bất kỳ cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm nào cũng đều phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi đi vào hoạt động. Vì vậy, các cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đang muốn tìm một dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có uy tín. Hãy đến với Công ty An Chi Phương, chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất các thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở bạn.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và các thủ tục liên quan
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vậy thủ tục hồ sơ liên quan gồm những gì?
BẮP BÒ ĐÔNG LẠNH CÓ CẦN CÔNG BỐ KHI LƯU HÀNH THỊ TRƯỜNG KHÔNG?
Thị trường thịt bò cũng đa dạng về chủng loại như bắp bò đông lạnh, thăn bò đông lạnh,... cũng như nguồn gốc xuất xứ. Do đó, vấn đề an toàn thực phẩm được nhà nước quy định cụ thể, để dảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn nhất khi đến tay người tiêu dùng.
Công bố chất lượng bánh mochi nhân thập cẩm nhập khẩu từ Nhật
Bánh mochi hương vị thập cẩm khi nhập khẩu về Việt Nam tiêu thụ bắt buộc phải công bố phù hợp An Toàn Thực Phẩm tại Cục An Toàn Thực Phẩm- BYT, Quý DN có nhu cầu tư vấn công bố chất lượng sản phẩm bánh mochi hãy liên hệ công ty An Chi Phương để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Công bố chất lượng sản phẩm kẹo mềm tại Cục ATTP
Kẹo mềm, kẹo dẻo là một trong những mặt hàng thuộc quản lý của BYT, chính vì vậy, khi lưu hành sản phẩm ra thị trường cần phải có giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm kẹo mềm hoặc kẹo dẻo.
ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH TINH BỘT NGHỆ CÁC LOẠI
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm Tinh bột nghệ, các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Các hệ thống siêu thị hay các kênh mua sắm thường là các kênh phân phối lớn và phổ biến để các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Dịch Vụ Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Rong Biển Sấy Khô 2023
Để đưa sản phẩm rong biển sấy khô ra thị trường hoặc vào các hệ sống siêu thị được thuận tiện cũng như theo đúng trình tự quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm rong biển sấy khô. Đăng ký mã vạch sản phẩm rong biển sấy khô là gì?
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ NHỰA
Tất cả các loại sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần có mã vạch sản phẩm. Mã vạch sản phẩm cũng giống như “CMND” của nhà sản xuất gắn lên sản phẩm của họ, giúp người tiêu dùng có thể biết được nguồn gốc xuất xứ và một số thông tin về mặt hàng mình mua
Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý mã vạch
Nhằm giúp doanh nghiệp xin được mã vạch cho sản phẩm của mình nhanh chóng hơn, công ty An Chi Phương xin hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý mã vạch như sau:
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CƠ SỞ KINH DOANH VỊT QUAY (GPKD)
Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới hiện nay, món vịt quay Bắc Kinh ngày càng phổ biến và chinh phục được đông đảo thực khách nhờ hương vị thơm ngon, độc đáo và bổ dưỡng.
Tới Ý cần thưởng thức những món nào?
Nước Ý được biết đến là kinh đô thời trang thế giới, nơi xuất thân của những nhà thiết kế sáng tạo và tài ba. Đến với nước Ý ngoài kinh đô thời trang choáng ngợp làm say lòng người, thì việc thưởng thức ẩm thực nơi đây càng làm cho lòng người càng thêm say đắm. Khi bạn có nhu cầu du lịch nước Ý thì đừng bỏ qua những món ngon của nước Ý mà hãy thưởng thức nó bằng cả tâm hồn, khi ấy bạn sẽ thấy ăn món Ý ở Việt Nam khác với ăn món Ý tại Ý như thế nào.
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
© 2016 - Bản quyền thuộc về anchiphuong.com
Công Ty TNHH TM DV An Chi Phương
Trụ sở: 5/31 Nguyễn Cửu Đàm - Phường Tân Sơn Nhì - Quận Tân Phú - TP. HCM
Văn phòng: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM
Tel: (028) 6683 8515
Email: [email protected]